Bệnh còi xương khiến trẻ có nguy cơ gặp phải những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cả sự phát triển trong tương lai. Để điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh hiệu quả, bố mẹ bắt buộc phải nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh này
1. Chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân còi xương ở trẻ sơ sinh
Bố
mẹ có thể chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân còi xương ở trẻ sơ sinh
qua những biểu hiện thường ngày hoặc đưa con đến bệnh viện thăm khám khi cần
thiết.
1.1. Chẩn đoán tình trạng còi xương nặng nhẹ của trẻ sơ sinh
Còi
xương có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, thông thường bố mẹ có thể dựa vào các
dấu hiệu thường gặp trên cơ thể trẻ để chẩn đoán phần nào tình trạng bệnh.
Chuẩn
đoán còi xương qua những dấu hiệu
*
Biểu hiện của bệnh còi xương nhẹ:
-
Ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm.
-
Trẻ thường ngủ không ngon giấc xuyên đêm, hay quấy khóc.
-
Rụng tóc hình vành khăn.
-
Gặp nhiều vấn đề về thóp và xương sọ như thóp rộng, mềm và lâu đóng kín; xuất
hiện bướu ở đỉnh đầu hoặc trán; đầu bẹp cá trê.
-
Rối loạn trương cơ lực.
-
Thường xuyên bị táo bón.
(Xem thêm: http://taxionline.vn/)
-
Chậm quá trình phát triển hoạt động như lẫy, bò, đi… bé chậm mọc răng, răng mọc
không được đều và ngay ngắn.
*
Biểu hiện còi xương nặng:
-
Biến dạng xương, chuỗi hạt sườn, chân có thể cong hình chữ O hoặc chữ X.
-
Nếu bị nặng trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu tụt Canxi.
-
Có nguy cơ mắc những căn bệnh khác.
Chuẩn
đoán tình trạng còi xương ở bé bằng phương pháp Chụp X-quang
Chụp
X-quang sẽ giúp các bác sĩ thấy được tình trạng xương, nếu tình trạng còi xương
nặng có thể phát hiện các dấu hiệu đầu xương to bè, xương mất chất vôi, đường cốt
lõm xuống, điểm cốt hóa muộn,… Từ đó xác định chính xác được tình trạng bệnh để
có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Chuẩn
đoán tình trạng còi xương ở bé bằng phương pháp xét nghiệm máu
Xét
nghiệm máu sẽ đưa ra được các kết quả về chỉ số định lượng Vitamin D, Phosphat
máu, Canxi máu, ALP,… một cách chính xác nhất. Từ đó các bác sĩ sẽ xác định được
liệu bé bị còi xương do thiếu những chất gì và có biện pháp bổ sung phù hợp.
1.2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị còi xương
Nguyên
nhân trẻ bị còi xương có thể do những lý do sau:
-
Thiếu Canxi và Vitamin D dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa các chất này khiến
xương kém phát triển
-
Mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, các bệnh lý về gan,
mật…
-
Ảnh hưởng của thuốc.
-
Di truyền.
-
Không được tắm nắng, thiếu ánh nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc sinh ở vùng núi
thường không có nhiều ánh nắng.
-
Có thói quen nuôi con sai lầm (cho ăn dặm quá sớm hoặc muộn, nêm gia vị thức ăn
cho trẻ quá nhiều.
-
Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ.
2. Phương pháp điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh
Bé
bị còi xương nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng
không ngờ đến. Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng còi xương, bố mẹ cần cung cấp
đủ cho trẻ lượng Canxi, Vitamin D và Phosphat cần thiết của cơ thể. Điều này có
thể được thực hiện qua những cách sau.
2.1. Cho trẻ bú mẹ 100% trong 6 tháng đầu
Sữa
mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên do cơ thể mẹ tiết ra và chỉ dành riêng cho trẻ
sơ sinh. Trong sữa mẹ có đầy đủ những khoáng chất phù hợp và đặc biệt giàu dinh
dưỡng nhất để giúp trẻ phát triển tối ưu.
Khác
với sữa công thức, ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn có nhiều kháng thể và các
chất khoáng, đặc biệt là Canxi. Canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu vào cơ thể trẻ
hơn Canxi từ bất kỳ nguồn nào khác. Nhờ vậy, sữa mẹ giúp bé tăng đề kháng, lớn
nhanh, phát triển đạt chuẩn và hạn chế được các loại bệnh.
Theo
các bác sĩ khuyến cáo, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời và tiếp
tục duy trì sữa mẹ ít nhất trong 2 năm để bé được khỏe mạnh nhất.
Các
mẹ nên cho bé bú no và đủ, tùy theo nhu cầu của từng bé. Đồng thời, mẹ cần đặc
biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình khi cho con bú để tạo ra nguồn sữa giàu
dưỡng chất nhất. Người mẹ nên ăn đủ các nhóm chất cần thiết như đạm – béo – bột
đường – Vitamin khoáng chất.
Ngoài
ra, khi có biểu hiện thiếu chất, mẹ nên chủ động bổ sung bằng viên uống hoặc thực
phẩm chức năng phù hợp dưới sự tham vấn từ bác sĩ để đảm bảo chất lượng sữa cho
con.
2.2. Cho con ăn dặm đúng thời điểm
Cách
nuôi con của các bậc phụ huynh có tầm ảnh hưởng tiên quyết tới quá trình phát
triển của trẻ.
Tuyệt
đối không cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa
của bé vẫn còn rất non nớt và việc tiêu hóa thức ăn giống như một “gánh nặng”
có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và
chuyển hóa dưỡng chất.
Thời
điểm thích hợp để trẻ ăn dặm nên bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi.
-
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất ngay từ đầu. Đặc biệt trẻ
bị còi xương nên ăn nhiều món ăn từ các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D như
cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh, các loại đậu…
-
Cha mẹ cũng nên xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống
được còi xương. Thực chất lượng Canxi có trong những loại xương này rất ít và
không dễ hấp thụ vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, chỉ ăn nước xương mà bỏ qua các nguồn
dinh dưỡng giàu Canxi khác sẽ khiến trẻ bị thiếu chất trầm trọng.
-
Ngoài ra, khi chế biến món ăn cho trẻ, mẹ nhớ cho thêm dầu ăn cho bé để tăng cường
khả năng hấp thu Vitamin D. Vitamin D chỉ tan trong dầu mỡ nên một chế độ ăn
nghèo chất béo chắc chắn sẽ khiến bé bị còi xương.
2.3. Cho trẻ phơi nắng mỗi ngày
Bé
bị còi xương phải làm sao? Một trong những phương pháp tốt nhất được các chuyên
gia khuyên dùng đó là việc tắm nắng mỗi ngày. Thói quen tắm nắng sẽ giúp trẻ tự
sản sinh được lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì thế, bé cần được tắm nắng
thường xuyên mỗi ngày.
Thời
gian tốt nhất để tắm nắng là khoảng 6 - 9h sáng và sau 4 - 5h chiều tùy vào thời
tiết và mức độ gắt của nắng. Ở những ngày đầu tiên, mẹ có thể cho bé làm quen với
ánh nắng trong khoảng 5 – 10 phút. Ở những ngày tiếp theo, bé có thể được tắm nắng
20-30 phút mỗi ngày.
Mẹ nên nhớ kỹ những lưu ý khi tắm nắng đó chính là không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mắt và mặt của bé vì những bộ phận này khá nhạy cảm. Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng từ từ qua từng bộ phận và phải chọn chỗ tắm nắng kín gió, an toàn cho cả mẹ và con.
2.4. Bổ sung đầy đủ lượng Vitamin D cần thiết
Để
đảm bảo cơ thể có thể chuyển hóa Canxi tốt, trẻ cần được bổ sung đủ lượng Canxi
cần thiết. Nhu cầu Vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nằm trong những giới
hạn sau:
-
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi là 1000 IU/ngày.
-
Trẻ 6 12 tháng là 1500 IU/ngày.
-
Trẻ 1 2 tuổi là 2500 IU/ngày.
-
Trẻ 3 7 tuổi là 3000 IU/ngày.
-
Trẻ 8 tuổi trở lên là 4000 IU/ngày.
Một
số món ăn giàu Vitamin D mẹ nên chú ý tham khảo và chế biến cho con ăn thường
xuyên có thể kể đến như các loại cá, các loại ngũ cốc, các loại nấm, trứng cá,
đậu hũ, sữa đậu nành, sò, trứng cá đen và đỏ,…
2.5. Bổ sung đầy đủ lượng Canxi cần thiết
Tương
tự như với Vitamin D, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần đảm bảo bổ sung đủ dưỡng
chất cần thiết này với liều lượng như sau:
-
Từ 0 - 6 tháng tuổi: Cần khoảng 200 mg Canxi/ngày.
-
Từ 6 - 11 tháng tuổi: Cần khoảng 260 mg Canxi/ngày.
-
Từ 11 - 3 tuổi: Cần khoảng 700 mg Canxi/ngày.
Nhu
cầu Canxi mỗi độ tuổi là khác nhau như vậy mẹ cần phải thật nắm rõ điều này để
có thể bổ sung Canxi cho bé nhà mình tốt nhất nhé. Canxi có nhiều trong các loại
cá, hải sản như tôm, cua, các loại rau lá xanh đậm, trứng, ngũ cốc, các loại hạt…
3. Thuốc điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh
Bên
cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, việc bổ sung các loại thuốc điều trị còi
xương cũng rất cần thiết để trẻ nhanh chóng khắc phục bệnh còi xương. Mẹ nên
tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được
tình trạng và nhu cầu thuốc cần bổ sung của con mình.
Nguồn: NhiKhoa.com