Bệnh viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng lâu dài. Đa số các trường hợp viêm màng não trẻ em nhập viện trong tình trạng nặng, do triệu chứng mờ nhạt dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường khác.
Bệnh viêm màng não ở trẻ em là gì?
Bệnh
viêm màng não ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng lớp màng não bao quanh não và
tủy sống. Bệnh thường có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện và điều
trị sớm. Thậm chí, nếu may mắn được cứu sống, người bệnh cũng có thể gặp nhiều
di chứng thần kinh, thẩm mỹ.
Nguyên
nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ
Có
nhiều nguyên nhân gây viêm màng não ở trẻ có thể kể đến như: Viêm màng não do
vi khuẩn Hib, do phế cầu hay do não mô cầu khuẩn,…
Viêm màng não do vi khuẩn Hib
Haemophilus
influenza týp B (hay Hib) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não cấp
do vi khuẩn ở trẻ em. Vi khuẩn tồn tại ở vùng mũi họng, có khả năng lây truyền
cao qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Trẻ nhỏ từ 6 tháng
đến 2 tuổi thường nằm trong nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn Hib cao do chưa có
kháng thể chống lại vi khuẩn.
(Xem thêm: Khám nam khoa tại Vinh)
Tuy
nhiên, nhờ sự ra đời của vắc xin có thành phần phòng viêm màng não do Hib, tỷ lệ
trẻ tử vong do viêm màng não gây ra bởi vi khuẩn Hib đã giảm hẳn. Trên 90% trẻ
tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nhờ vào việc tiêm phòng vắc xin Hib.
Viêm màng não do phế cầu khuẩn
Viêm
màng não do phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong lên đến 30%. Theo Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phế cầu khuẩn đã gây ra hơn 50% trường
hợp viêm màng não do vi khuẩn và khoảng 2 ngàn trường hợp viêm màng não do phế
cầu xảy ra mỗi năm tại quốc gia này.
Phế
cầu khuẩn là một loại vi khuẩn thường trú ở vùng hầu họng của con người, có đến
70% trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu vùng mũi họng. Phế cầu khuẩn là tác
nhân hàng đầu dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe, mạng sống của
trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn
huyết,… Đặc biệt trong đó, viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm và khó phát hiện
nhất.
Viêm màng não do mô cầu khuẩn
Viêm
màng não do não mô cầu khuẩn thường xảy ra đột ngột với hàng loạt triệu chứng
như đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn và nôn, cổ cứng có thể có ban xuất huyết hình
sao hoặc mụn nước. Tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên đến 15%.
Tác
nhân gây bệnh não mô cầu khuẩn được chia thành 4 nhóm chính A, B, C, D. Trong
đó, não mô cầu khuẩn A, B thường gặp nhất. Ngoài ra, những nhóm huyết thanh
khác của vi khuẩn não mô cầu có khả năng gây bệnh như W-135, X, Y và Z. Vi khuẩn
thuộc các nhóm huyết thanh này có thể có ít độc lực hơn 4 nhóm chính, nhưng vẫn
có thể gây bệnh nặng.
Viêm
màng não do não mô cầu lưu hành nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh thường
tản phát lẫn trong hội chứng viêm màng não mủ, từng bùng phát dịch tại nhiều
nơi và nghiêm trọng nhất là tại các tỉnh miền núi như vụ dịch ở huyện Bảo Thắng
tỉnh Lào Cai, huyện Tuần Giáo Lai Châu, huyện Quản Bạ, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang,…
Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em
Viêm
màng não ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời, do bệnh có khả năng
dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa mạng sống của bệnh nhi. Khi trẻ có
những triệu chứng dưới đây, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần
nhất để được thăm khám, xét nghiệm, từ đó có hướng điều trị phù hợp:
-
Sốt cao, có thể lên đến 39 độ;
-Đau
nhức cơ, khớp;
-Ù
tai;
-
Da bị kích ứng;
-
Cứng gáy;
-
Đau đầu;
-
Sợ ánh sáng;
-
Nôn ói.
Dấu
hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không rõ ràng, rất khó để
phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Mặt khác, trẻ sơ sinh chưa biết nói,
chưa thể diễn tả cụ thể tình trạng sức khỏe của bản thân, do đó phụ huynh cần hết
sức chú ý để nhận biết sớm dấu hiệu viêm màng não. Nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt
cao, quấy khóc, ngủ gà, thóp căng, bú kém, giảm vận động hãy nghĩ ngay đến bệnh
viêm màng não kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xác định chẩn đoán.
Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh
viêm màng não ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, tử vong
nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Chỉ cần chậm trễ trong điều trị, trẻ có
thể gặp phải những di chứng thần kinh vĩnh viễn như: tràn dịch dưới màng cứng
(tích tụ chất lỏng giữa hộp sọ và não), tổn thương não, não úng thủy (tích tụ
chất lỏng trong hộp sọ dẫn đến sưng não, mất thính lực, câm, điếc, liệt tay
chân, sa sút trí tuệ, động kinh, mất khả năng học tập).
Viêm
màng não còn có khả năng dẫn đến tử vong do suy hô hấp nặng, phù não, biến chứng
nhiễm khuẩn nặng ở não, trạng thái mất não, viêm phổi, viêm thận nặng,… Tỷ lệ tử
vong do viêm màng não cao hơn ở trẻ nhỏ (trẻ dưới 2 tháng) và người suy giảm miễn
dịch. Chỉ có khoảng 45% tỷ lệ trẻ em phục hồi không để lại di chứng, gần 25%
còn lại suy yếu thần kinh nhẹ, gần 40% suy yếu thần kinh nghiêm trọng, 10% gặp
di chứng thần kinh tàn phế nặng. Biến chứng lâu dài khác trẻ có thể gặp gồm động
kinh, liệt nửa người, giảm thính lực.
Chẩn đoán, xét nghiệm viêm màng não ở trẻ
1. Chọc dịch não tủy
Chọc
dịch não tủy là xét nghiệm quan trọng, mang tính chất quyết định trong chẩn
đoán viêm màng não. Khi mắc viêm màng não, hệ thần kinh trung ương tổn thương,
đồng thời não tủy sẽ có những thay đổi tương ứng. Chọc dịch não tủy lấy tủy sống
xét nghiệm nhằm xác định mức độ nghiêm trọng tình trạng viêm, tác nhân gây bệnh
và mức độ nhạy cảm của vi sinh vật đối với sản phẩm thuốc điều trị.
-
Nếu dịch não tủy đục, protein tăng, glucose giảm, tế bào tăng, đa số bạch cầu
đa nhân và nhiều tế bào thoái hóa, mủ thì nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm trùng,
viêm màng não mủ. Trường hợp không điển hình, dịch não tủy có thể trong, có máu
hoặc ngả vàng,…;
-
Nếu dịch não tủy trong có thể là viêm não mủ ở giai đoạn sớm, mức độ nhẹ. Tuy
nhiên, các bác sĩ cần chẩn đoán phân biệt với viêm màng não nước trong khác hoặc
phản ứng màng não;
-
Nếu dịch não tủy có máu, có khả năng là viêm màng não mủ có xuất huyết màng
não, cần chẩn đoán phân biệt với xuất huyết dưới nhện (khoảng trống giữa não và
màng não) do căn nguyên khác hoặc do lỗi kỹ thuật khi chọc ống sống thắt lưng.
-
Nếu dịch não tủy màu vàng có thể là viêm màng não mủ có xuất huyết, hồng cầu
thoái hóa hoặc viêm màng não do trực khuẩn lao.
2. Xét nghiệm máu
Để
đánh giá mức độ nhiễm trùng của viêm màng não ở trẻ em, các bác sĩ có thể chỉ định
bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu. Trong một số trường hợp có thể cần phải cấy
máu, cấy bệnh phẩm tại vị trí nhiễm trùng để xác định tác nhân gây bệnh.
Công
thức máu giúp các bác sĩ xem xét số lượng. Công thức bạch cầu giúp định hướng
nguyên nhân gây bệnh.
3. Chụp CT hoặc MRI
Chụp
CT hay MRI được sử dụng chẩn đoán biến chứng viêm màng não gây ảnh hưởng đến
não. Chụp sọ, xoang, ống tai – xương chũm phát hiện tình trạng tăng áp lực nội
sọ kéo dài và một số yếu tố nguy cơ viêm màng não.
4. Xét nghiệm PCR
Xét
nghiệm PCR dịch não tủy nhằm kiểm tra tính chất của dịch não tủy, tìm ra căn nguyên
vi khuẩn, virus gây viêm màng não. Đây là phương pháp xét nghiệm an toàn, trong
hầu hết các trường hợp không gây vấn đề hay biến chứng nguy hiểm. Nguy cơ nhiễm
trùng từ thủ thuật cũng rất hiếm khi xảy ra.
Viêm màng não ở trẻ em có chữa được không?
CÓ.
Viêm màng não ở trẻ em có thể chữa trị nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô
hấp khác, nên các trường hợp được nhập viện điều trị hầu hết ở giai đoạn muộn.
Thậm chí, nếu được cứu sống trẻ cũng có khả năng chịu những biến chứng, di chứng
lâu dài. Hiện nay việc điều trị viêm màng não ở trẻ em, đặc biệt là viêm màng
não do phế cầu khuẩn ngày càng khó khăn, do tình trạng kháng thuốc kháng sinh
ngày càng cao.
Cách điều trị viêm màng não ở trẻ em
Điều
trị viêm màng não ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, tình trạng
sức khỏe, bệnh lý nền và biến chứng của bệnh nhi. Điều trị viêm màng não ở trẻ
em dựa trên những nguyên tắc:
-
Điều trị nguyên nhân: Phân biệt nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hay nấm
để có thể sử dụng kháng sinh điều trị phù hợp;
-
Giảm áp lực nội sọ: Thuốc chống phù não giúp giảm sự phù nề mô và giảm áp lực
trong hệ thống dịch não tủy;
-
Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, chống nôn;
-
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước, chất điện giải.
Phương
pháp phòng ngừa viêm màng não ở bé
Để
phòng ngừa viêm màng não ở bé, phụ huynh cần thực hiện một số biện pháp sau:
-
Chú ý vệ sinh, ăn uống, rửa tay cho bé thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch
sát khuẩn cho tay;
-Vệ
sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ nhà ở thông thoáng;
-
Cho trẻ ngủ trong màn tránh muỗi đốt;
-
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được
thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài
ra, trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm màng não ngay từ 2 tháng tuổi, các
tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tiêm các loại vắc xin phòng nguyên nhân gây bệnh
viêm màng não cho trẻ ngay từ sớm với các loại vắc xin sau:
-
Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp)/Infanrix Hexa (Bỉ) phòng 6 bệnh: Ho gà, bạch hầu,
uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi & viêm màng não do vi khuẩn Hib hoặc
vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp)/ Infanrix IPV+Hib (Bỉ) phòng 5 bệnh: Ho gà, bạch
hầu, uốn ván, bại liệt, viêm phổi & viêm màng não do vi khuẩn Hib.
-
Vắc xin Prevenar 13 – Phế cầu 13 (Bỉ)/ Vắc xin Synflorix (Bỉ): phòng viêm phổi,
viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu),… do phế cầu
khuẩn.
-
Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp ACYW-135. Vắc
xin VA-Mengoc-BC (Cu Ba) phòng viêm màng não do não mô cầu khuẩn tuýp BC.
-
Vắc xin Quimi-Hib (Cu Ba) phòng viêm phổi, viêm màng não,… do vi khuẩn Hib.