Trong các bệnh phổ biến thì tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra bệnh là do đường ruột của trẻ yếu hơn so với người trưởng thành và dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật trong thực phẩm bé ăn và môi trường sống. Tiêu chảy cấp khiến cha mẹ lo lắng bởi bệnh khiến trẻ mất nước, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu. Dưới đây là những phương pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp mà cha mẹ có thể dễ dàng áp dụng.
1.Tổng hợp những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ?
Dưới
đây là những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần lưu
ý:
–
Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và chiếm tới 40% các trường hợp trẻ
bị bệnh. Bệnh thường xuất hiện và mùa đông và thời gian ủ bệnh từ 12 giờ đến 5
ngày, kéo dài 3 ngày đến 1 tuần.
–
Trẻ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn Coli, lỵ trực tràng và dịch tả…
–
Trẻ dị ứng với protein có trong thực phẩm như: cá, thịt, sữa…
–
Nguyên nhân khác là do trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như: viêm
ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa…
–
Chế độ ăn uống của trẻ không khoa học và hợp lý cũng có thể gây ra rối loạn
tiêu hóa trong đó có tiêu chảy cấp.
–
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp với các
biểu hiện như: nôn ói, đi ngoài nhiều lần…
2. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ lây truyền qua những con đường nào?
–
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ thường lây truyền qua đường phân – miệng thông qua thức
ăn hoặc nguồn nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm
khuẩn gây bệnh.
–
Một số thói quen tạo điều kiện cho sự lan truyền các tác nhân gây bệnh như:
bình cho bé bú không được vệ sinh sạch sẽ, không rửa tay sạch sẽ khi đi ngoài,
trước khi chế biến thức ăn, việc thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh, xử lý không đảm bảo
cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp.
3. Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em đơn giản, hiệu quả?
Dưới
đây là những cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ đơn giản, hiệu quả mà cha mẹ cần
lưu ý:
3.1 Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
Các
bệnh rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp là do virus Rota gây ra, cha mẹ có thể
phòng tránh bệnh bằng cách chủ động cho trẻ đi tiêm trong những năm đầu đời,
đây được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
3.2 Tuân thủ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
Trẻ
sơ sinh trong 6 tháng đầu đời luôn được khuyến khích bú sữa mẹ hoàn toàn, bởi sữa
mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi
cho đường ruột của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh và phát triển
toàn diện. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý về nguồn nước sử dụng hàng ngày và các vật
dụng ăn uống của trẻ phải được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ.
Với
những trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm, cha mẹ cần chú ý chọn nguồn thực phẩm an
toàn, chế biến đảm bảo:
–
Ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng nước lá, nước đun sôi không
được bảo quản tốt.
–
Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng, không chứa dư lượng thuốc trừ
sâu, hóa chất độc hại hoặc vi sinh vật gây bệnh.
–
Với thực phẩm cho trẻ ăn dặm cần ưu tiên thực phẩm có xuất xứ rõ ràng, còn thời
hạn sử dụng.
–
Nên chế biến cho trẻ ăn dùng một lần hoặc dùng trong ngày, hạn chế lưu trữ thức
ăn của trẻ nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
–
Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh nhằm
tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn đã chế biến cho trẻ.
–
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và ăn uống tại nơi đông người.
3.3 Bảo đảm vệ sinh cá nhân và môi trường
–
Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng cho trẻ, nhất là sau khi đi vệ
sinh, trước khi ăn, sau khi vui chơi.
–
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống của trẻ, bao gồm các vật dụng cá nhân: chăn,
ga, gối, giường chiếu…
3.4 Bảo vệ nguồn nước
Đa
phần, dịch tiêu chảy cấp hoặc các vấn đề về rốn loạn tiêu hóa đều xuất phát từ
nguồn nước ăn uống và sinh hoạt. Việc đảm bảo nguồn nước không chỉ giúp ngăn ngừa
tiêu chảy cấp cho trẻ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
–
Dùng nắp đậy nguồn nước dự trữ của gia đình.
–
Không để nước lẫn với nguồn nước ao, hồ, sông, suối.
–
Không đổ chất thải và đồ dùng của trẻ bị bệnh xuống nguồn nước.
–
Sát khuẩn bằng dung dịch Cloramin B cho nguồn nước tại vùng đang có dịch tiêu
chảy cấp diễn ra.
Bệnh
tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây ra các biến chứng
nguy hiểm nếu cha mẹ không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời. Do đó,
để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần nắm vững các kiến thức trên để có thể nhận biết được
các bất thường của trẻ, nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp,
cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều
trị đúng đắn, hiệu quả.